Nghi lễ cúng dường Trai Tăng là một trong những nghĩ lễ mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện để gieo mầm những phước lành cho gia đình và bản thân. Việc cúng Trai Tăng này mang đến công đức hay chưa đựng ý nghĩa gì đối với chúng sinh? Hãy cùng kinhphat24h tìm hiểu những thông tin về nghi thức cúng Trai Tăng này nhé!
Cúng Trai Tăng là gì?
Ngày nay, theo truyền thống Phật giáo tại Việt Nam, hiện có nhiều nghi lễ cúng pha tạp cả tín ngưỡng dân gian và cả tín ngưỡng về Phật giáo. Những loại nghi lễ này thường mang tính chất siêu hình, không giống với những hình lễ nghi Phật giáo truyền thống, lại lôi cuốn và hấp dẫn được quần chúng đông đảo. Mọi người tin rằng nghi lễ đó sẽ đem lại phần lớn về sự an tâm và không mấy ai phân vân hay thắc mắc về những gì diễn ra. Trong số nghi thức lễ đó có hình thức cúng Trai Tăng.
Trai Tăng là từ ngữ khá quen thuộc với giới Phật tử theo trường phái Nam và Bắc tông, một buổi lễ Trai Tăng cùng với nhiều phẩm vật được bày cúng dường cho chư Tăng, nếu hệ Phật giáo Bắc tông thì đôi lúc có cả Ni tham dự. Buổi lễ cúng Trai Tăng thường được tổ chức có thể với nhiều mục đích, ý nghĩa khác nhau nhưng thông thường mọi người vẫn hướng đến hai mục đích chính là cầu an và cầu siêu.
Cúng dường Trai Tăng là hình thức cúng khi người thành tâm chuẩn bị các lễ vật như y phục, thực phẩm, thuốc men,… đúng chay tịnh và trong sạch để dâng lên dường chư Tăng.
Có thể thỉnh chư Tăng về nhà hoặc mang những lễ phẩm lên chùa để cúng dường đều được. Có hai hình thức cúng dường như sau:
- Cúng dường Trai Phạn: Chỉ dâng đồ ăn thức uống
- Cúng dường Trai Tăng: Sắm tứ sự như y phục, thực phẩm, thuốc men,… để dâng lên
Tuy nhiên, hiện nay ngoài thực phẩm thì phần tứ sự được đa dạng về các món quà tượng trưng ý nghĩa và một bao thư (tiền) để chư Tăng mua sắm khi cần thiết.
Cúng dường Trai Tăng phải chuẩn bị gì?
Trong nghi lễ cúng dường Trai Tăng gia chủ cần chuẩn bị và sửa soạn những thực phẩm, vật phẩm cần thiết như các loại hoa quả, đồ ăn chay, y phục, sàng tòa, thuốc men,…
Việc cúng Trai Tăng dựa trên tâm và lòng tự nguyện của gia chủ. Do đó, lòng thành tâm chính là nguyên tắc đầu tiên và rất quan trọng không thể không nhắc đến khi muốn thực hiện nghi thức cúng Trai Tăng.
Ngoài ra, chúng ta chỉ nên cúng chay Tăng bằng các thực phẩm dinh dưỡng và chay tịnh. Sắp đặt sẵn thức ăn ra dĩa hay khay theo số lượng chư Tăng để dâng cúng mà không bị quá dư và lãng phí.
Đặc biệt, cúng dường Trai Tăng là gì? Là buổi lễ cúng trai Tăng cầu an, cầu phước, không phụ thuộc vào số lượng ít hay nhiều chư Tăng tham dự, đức Phật luôn tạo điều kiện cho những người nghèo hay người giàu đều có thể dâng lên. Trong lễ Trai Tăng, thường chú trọng việc cho gia chủ giác ngộ là chính.
Những người không có kinh tế có thể thiết bày cơm đơn giản, mời một thầy đến và thành tâm cúng Trai Tăng theo khả năng của mình. Vì Đạo Phật ra đời không phân biệt giai cấp, cứu khổ, cứu nạn, ai cũng có thể vun trồng và tích lũy phước thiện của mình.
Ý nghĩa khi Cúng Trai Tăng
Cúng dường Trai Tăng là nghi thức phổ biến của Phật tử để gieo trồng phước báo cho gia đình và bản thân. Việc cúng Trai Tăng là dịp để gia chủ thực hiện báo hiếu, tri ân người đã mất và bày tỏ nỗi lòng thương kính của mình. Nhờ sức nguyện của chư Tôn Đức Tăng Ni để hương linh người quá cố siêu thoát hóa.
Lễ Trai Tăng giúp cho chúng sinh hiểu và thay đổi tư duy, nhất là người nghèo trong xã hội sẽ loại được mặc cảm khi thấy mình không đủ kinh tế để tổ chức một buổi lễ cúng Trai Tăng thật hoành tráng và quy mô.
Lời kết
Bài biết trên, kinhphat24h đã gửi đến bạn những thông tin về nghi lễ cúng Trai Tăng, hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa của nghi thức này mang lại cho chúng sinh. Việc hiểu rõ về nghi lễ cúng Trai Tăng sẽ giúp chung sinh thực hiện một cách đúng, uy nghiêm và nhận về nhiều phước lành to lớn.
Mong rằng bạn sẽ thật thành tâm để buổi lễ cúng diễn ra suôn sẻ và nhận được nhiều phước lành nhé!