Việc cháy chân nhang không phải là hiện tượng khó gặp trong việc thờ cúng, một số gia đình khi thờ cúng vẫn gặp trường hợp này. Thế nhưng để hiểu rõ nguyên nhân và điềm báo trong tâm linh thì không phải ai cũng hiểu được. Vậy trong bài viết này, hãy cùng kinhphat24h tìm hiểu và lý giải hiện tượng cháy chân nhang nhé!
Cháy chân nhang là điềm lành hay dữ?
Việc thờ cúng tổ tiên là văn hóa trong tín ngưỡng của người Việt, thắp nhang hay thắp hương không chỉ thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, thần linh, Đức Phật mà còn biểu thị cho sự chân thành và lòng hiếu thảo đối với gia tiên. Bên cạnh đó, thắp nhang vào dịp lễ, giỗ, chạp, Tết, mùng 1 và ngày rằm còn giúp căn nhà thêm nhẹ nhõm, ấm cúng.
Tuy nhiên, nếu chân nhang bốc cháy sẽ dẫn đến điều gì, thì hiện tượng này sẽ được lý giải theo hai hướng như sau:
Lý giải theo khoa học
Theo phong thuỷ, nhiều người cho rằng việc cháy chân nhang là do khi thắp hương chưa dập hết lửa trên ngọn hương, làm lửa lan tỏa rộng khiến chân nhang cháy và có thể dẫn đến hiện tượng cháy cả bát hương. Hoặc có thể do bạn thắp hương quá nhiều khiến tàn hương rơi xuống ở chân nhang vào thời tiết khô hanh nên tạo thành đám cháy.
Lý giải theo tâm linh dân gian
Hiện tượng này lý giải theo tâm linh, thì bát hương được gọi là ngôi nhà vô hình của tổ tiên, thần linh trong gia đình. Do vậy, nó xem như một điềm báo cho một sự kiện, sự việc sắp xảy ra trong gia đình đó. Tuỳ vào mỗi gia đình mà chân nhang cháy sẽ có điềm báo lành và dữ khác nhau. Thông thường, cháy chân nhang bàn thờ gia tiên trên ban thờ treo tường bằng gỗ có thể là điềm báo của sự bất thường.
Chính vì vậy, nên chú ý trong việc thờ cúng gia tiên, hoá bát hương chia thành 2 loại là hóa âm (là cháy dưới chân bát hương) và hoá dương (là cháy chân nhang bên trên).
Giải mã một số hiện tượng cháy chân, bát hương
Cháy chân hương là điềm gì?
Cháy chân nhang hay gọi là bát hương cháy hóa âm, là hiện tượng cháy từ dưới lên mà không hình thành nên ngọn lửa. Như đã nói trên thì hiện tượng này gọi là hóa âm trong phong thủy. Theo dân gian, hiện tượng này xảy ra là biểu thị cho điềm báo răng Thần linh và gia tiên đang không hài lòng với gia chủ. Có thể là vì gia chủ chưa thờ cúng nghiêm túc hoặc mồ mả hương khói chưa chu đáo.
Ngoài ra, việc chân nhang bị cháy còn thể hiện là điềm báo những điều mà gia chủ cầu khấn xin Tổ tiên thì không được đồng ý hoặc là cảnh báo không nên thực hiện việc đó hoặc đây là điềm báo phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống của gia chủ. Chằng hạn, gia chủ có thể gặp khó khăn trong mối quan hệ với người thân, khó khăn trong làm ăn, thậm chí nặng hơn là phá sản,…
Cháy bát hương là điềm gì (người mới mất)?
Bát hương cháy là điềm gì? Thì đây là yếu tố tâm linh và cũng hội tụ nhiều linh khí khác. Do đó, hiện tượng cháy bát hương ở bàn thờ của người mới mất, thì trước tiên bạn cần phải thật sự bình tĩnh. Để giải thích điềm báo cháy bát hương này, có thể tham khảo những điều dưới đây:
- Bát hương cháy hóa âm (cháy từ chân nhang nhưng không có lửa): Nên chú trọng trong lời ăn tiếng nói và việc đi lại trong thời điểm gia đình có người mới mất. Đồng thời, tất cả những thành viên trong gia đình cũng không nên bắt đầu một việc nào đó mới trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, cũng nên kiểm tra lại vấn đề thờ cúng, hương khói cho người mới mất xem thiếu sót gì không và kiểm tra vấn đề xây mồ mả,…
- Bát hương cháy hóa dương (cháy từ trên xuống và bốc lửa): Hiện tượng này là một điềm báo tốt về một việc nào đó mà gia đình không cần phải lo lắng quá nhiều.
Tuy nhiên, với các gia đình có người mới mất thì hiện tượng cháy bát hương vẫn luôn làm cho gia chủ lo lắng. Vì thế, gia chủ có thể xin nguời mất và thỉnh ý để dập tắt lửa và dọn dẹp bát hương cháy. Đồng thời, nếu được thì gia chủ cũng nên làm lễ để hóa giải để cho bản thân cảm thấy yên tâm hơn.
Nguyên nhân khiến chân nhang bị cháy
Có nhiều nguyên nhân và lý do khiến chân nhang cháy, ngoài lý do tâm linh và khoa học thì dưới đây là một vài nguyên nhân khiến chân nhang bốc cháy.
Để hương ở hướng gió
Lửa ở chân nhang mặc dù không nhiều nhưng khi có gió thì chân nhang sẽ bốc cháy. Chính vì thế, khi đốt nhang cần chú ý trong những ngày có thời tiết nắng nóng. Một số gia đình có điều kiện thường thiết kế phòng thờ riêng, tuy nhiên phần lớn các gia đình Việt thường lập ban thờ tổ tiên và Phật ngay phòng khách nên khó tránh khỏi cửa mở ra vào. Khi thắp nhang ban ngày hay tối khi có gió thổi vào sẽ khiến nhang bị bén lửa, gió càng to thì sẽ dẫn đến chân ngang bốc cháy càng lớn.
Thắp hương liên tục
Nhiều gia đình thường hay thắp hương liên tục với mong muốn cầu ban thờ Tổ tiên, Thần linh luôn ấm cúng nhưng đây cũng chính là lý do dẫn đến hiện tượng cháy chân nhang.
Bởi khi có quá nhiều tàn trò rơi xuống chân , tích tụ lâu ngày sẽ thành một chất đốt và chỉ cần gặp tàn lửa là có thể bốc cháy. Chính vì vậy, chúng ta không nên thắp hương quá nhiều lần trong ngày để hạn chế việc chân nhang không bị dày.
Không thường xuyên dọn dẹp, để ý
Việc không dọn dẹp, bao sái ban thờ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chân nhang bốc cháy. Có rất nhiều gia đình thắp nhang thường xuyên không dọn dẹp khiến nhang trong bát hương ngày càng nhiều và khô dần. Chỉ cần một tàn nhang đỏ vô tình rơi xuống sẽ rất dễ dàng bốc cháy. Vì vậy, một năm gia chủ nên tiến hành rút chân nhang một lần để tránh xảy ra hiện tượng cháy này.
Cách xử lý khi chân nhang bị cháy
Nhiều người quan niệm, khi chân nhang bị cháy là báo hiệu của điềm xấu sắp xảy ra khiến gia đình lo lắng mất ăn, mất ngủ. Tuy nhiên, sẽ có nhiều cách để hoá giải, chỉ cần bạn thực hiện nó đúng cách.
Đầu tiên, dù có bốc cháy thành lửa hay không thì bạn phải ngay lập tức dọn dẹp ban thờ xung quanh sạch sẽ. Sau đó rút bớt chân nhang, đồng thời rãi một ít tro hương trước sân nhà, đối với hiện tượng hóa dương thì nên rải tro phía sau nhà.
Sau khi hoàn thành rải tro bạn nên sắm đồ thờ thông thường và thêm ít đồ lễ để hoá giải, thường đồ lễ là mâm hoa quả tươi sạch. Hóa dương thì nên sắm lễ trái cây số lẻ còn hoá âm sắm với số lượng chẵn.
Ngoài ra, để tránh trường hợp chân nhang bị cháy thì nên chú ý đến việc thắp, không nên để bát hương đúng hướng có gió, chúng sẽ làm nhang dễ bị tắt cũng như khiến chân nhang dễ dàng bốc cháy.
Lời kết
Tóm lại, dù là điềm báo lành hay dữ, hoa âm hay hóa dương thì gia đình cũng nên để cảm xúc của mình luôn bình tĩnh để có thể tìm cách xử lý nhanh chóng. Đồng thời, bạn cũng cần điều chỉnh lại việc vệ sinh, dọn dẹp bàn thờ và thờ cúng một cách chu đáo hơn. Bài viết trên kinhphat24h đã lý giải rõ hiện tượng cháy chân nhang và hiện tượng liên quan, bạn có thể tham khảo và áp dụng nếu hiện tượng này xảy ra trong gia đình bạn.
Đặc biệt, hãy thành tâm khi thời cúng và sống hướng thiện, chăm chỉ tạo phước để hóa giải các nghiệp nếu có để cuộc sống luôn an yên nhé!