Thông thường ở các ngôi chùa tại Việt Nam thường đặt những bức tượng các vị thần Hộ Pháp trước cửa. Vậy Hộ Pháp là gì? Các vị Hộ Pháp là ai trong Phật giáo? Bài viết dưới đây, kinhphat24h sẽ giải đáp những thắc mắc về các vị Hộ Pháp và những thông tin liên quan đến tượng Hộ Pháp trong Phật giáo một cách chi tiết nhất nhé!
Hộ Pháp là gì?
Hộ Pháp chính là những vị thần trong Phật giáo Việt Nam với vai trò bảo vệ Phật. Các vị Hộ Pháp của Phật giáo bao gồm Phạm Thiên, Kiên Lao, Thiên Lý Nhãn, Đế Thích, Địa Kỳ, Thiên Lý Nhĩ,… Tuy nhiên, được thờ phổ biến nhất trong các chùa Việt Nam là 2 vị Hộ Pháp Khuyến Thiện và vị Trừng Ác. Trong kinh Phật Việt Nam, các vị Hộ Pháp được gọi chung là Tôn Thiên Bồ Tát hoặc Vi Đà Bồ Tát.
Hộ pháp có vai trò là bảo hộ, hộ trì các Chánh pháp, từ xa xưa Đức Phật từng phái bốn vị Đại Thanh văn cùng với 16 vị La hán đến để hộ trì Phật pháp. Bên cạnh đó, còn có các vị Phạm Thiên, Tứ Thiên Vương, Đế Thích, thập nhị thần tướng và 28 bộ chúng, 13 phiên thần, 36 thần vương, 18 thiện thần chốn già lam,… những vị này đều được xem là thần Hộ Pháp. Họ có nhiệm vụ bảo hộ chúng sanh, tiêu trừ mọi tai họa, hàng phục các ma chướng để tâm có thể được trong sạch để hướng Phật.
Ngoài ra, còn có các vị Hộ Pháp Mật Tông, được khắc họa khuôn mặt điển hình là miệng mở cười, lộ răng nanh, 3 con mắt đỏ phẫn nộ, trong rất hung dữ, Hộ thần này còn đại diện cho sự chế ngự về dục vọng và đánh bại những điều xấu xa.
Đặc điểm 2 vị Hộ Pháp trong Phật giáo
Hộ Pháp là các vị Thần tự nguyện hộ trì, hỗ trợ và duy trì về sự tồn tại của Phật pháp. Các vị Hộ Pháp thường hay xuất hiện tại các chùa chiền, tháp Phật và trong lễ thọ trì Kinh. Các vị Hộ Pháp thường được tạo dựng với hình tượng to lớn, oai vệ. Các vị Hộ Pháp được đội mũ Thiên Tướng, mặc áo giáp trụ và cầm các loại vũ khí như bảo kiếm, bảo xử,…
Hai vị Hộ Pháp Khuyến Thiện và Trừng Ác được tạc theo hình ảnh của các võ sĩ mặc áo giáp và đội mũ. Một vị Hộ Pháp cầm một viên ngọc, trong khi vị Hộ Pháp kia cầm binh khí.
Trong những đền thờ, chùa chiền ở Việt Nam, hai vị Hộ Pháp này thường được khắc họa trong hình dáng đứng, ngồi trên lưng sư tử trong thần thoại hoặc đứng cưỡi trên lưng rồng.
Tượng Hộ Pháp Khuyến Thiện
Tượng Hộ Pháp Khuyến Thiện hay được gọi là ông Thiện, thường mặt được tô trắng sáng, mang nét hiền lành, thanh thản. Vị Hộ Pháp này thường được đặt ở vị trí bên tay trái từ trong nhìn ra của bàn thờ Phật. Ông Thiện tay thường cầm một viên ngọc được coi là báu vật của Phật tử, nhằm hướng tới những điều tốt đẹp, thiện lành đến mọi người.
Tượng Hộ Pháp Trừng Ác
Tượng Hộ Pháp Trừng Ác thường mặt Phật được tô đỏ, nét mặt toát lên sự giận dữ. Tượng thường được đặt bên tay phải từ trong nhìn ra của bàn thờ Phật. Vị Hộ Pháp Trừng Ác này có thể mang theo vũ khí để trừng trị những người có tâm địa độc ác, xấu xa.
Ý nghĩa tượng các vị Hộ Pháp trong tâm linh
Thờ tượng Hộ Pháp tại gia hoặc trong chùa thể hiện ý nghĩa về tâm linh vô cùng sâu sắc, các vị Hộ Pháp thể hiện sự đối lập giữa cái Thiện Ác trong tâm hồn con người và cuộc sống con người.
Ngoài ra, Khuyến Thiện và Trừng Ác còn biểu hiện cho hai mặt tâm hồn và thể xác của con người, cụ thể:
- Khuyến Thiện là biểu tượng cho tâm hồn và lòng yêu thương, Khuyến Thiện còn được khắc họa với nụ cười, mang lại cảm giác thư giãn và sẵn lòng trợ giúp mọi người. Theo đạo Phật, Khuyến Thiện là người bảo vệ những người có tâm hồn trong sáng và nhân cách cao đẹp.
- Trừng Ác là đại diện cho thân xác và sự mạnh mẽ, Trừng Ác được khắc họa với thân hình vạm vỡ, sức mạnh phi thường và khả năng chiến đấu mãnh liệt. Trong đạo Phật, ông là người hỗ trợ và bảo vệ những người có lòng dũng cảm và sức khỏe.
Thờ tượng các vị Hộ Pháp không chỉ là tín ngưỡng mà còn mang ý nghĩa tâm linh, bảo vệ chốn thờ linh thiêng khỏi sự xâm nhập của những nguồn năng lượng của kẻ có ác tâm.
Tượng Hộ Pháp nhắc nhở mọi người về ý nghĩa của việc sống có lòng bao dung, vị tha và nhắc nhở nếu làm điều ác sẽ bị thần trừng phạt. Những người hiền lành, làm việc thiện sẽ có được các vị Thiện Thần bảo hộ, còn khi làm điều ác thì sẽ bị các vị Ác Thần trừng phạt thích đáng đối với tội lỗi mà đã gây ra.
Ngoài ra, một số mẫu tượng Hộ Pháp có kích thước nhỏ cũng được gia chủ thờ cùng các tượng Phật và đồ tâm linh khác trong không gian gia tiên tại gia đình, nhằm bảo vệ những người trong gia đình khỏi hiểm nguy và tai họa. Điều này cũng thể hiện con người có niềm tin vào sức mạnh bảo hộ của các vị Thần linh.
Những lưu ý khi thờ tượng các vị Hộ Pháp
- Tượng thần Hộ Pháp có thể đặt ở nhiều vị trí hay không gian thờ cúng khác nhau như chùa, nhà thờ tổ tiên,…
- Đặt tượng Hộ Pháp ở Tiền đường trước hai bên cửa, mỗi vị một bên để giúp chấn giữ. Tuy nhiên, tùy theo tín ngưỡng của từng vùng miền mà cách đặt tượng ông Hộ Pháp có thể khác nhau.
- Đặt tượng theo hướng tốt có thể mang lại thuận lợi và thành công cho gia chủ. Còn nếu đặt tượng theo hướng xấu có thể giúp hóa giải những điều không tốt xâm nhập vào gia đình.
- Gia chủ cần giữ gìn tượng và khu vực xung quanh tượng Hộ Pháp sạch sẽ, thường xuyên lau dọn và tránh để bụi phủ dày để đảm bảo tính tôn nghiêm của không gian thờ.
Lời kết
Có thể thấy, một trong những tượng Hộ Pháp phổ biến là vị thần Khuyến Thiện và Trừng Ác, là đại diện để chấn giữ không gian thờ cúng cho gia chủ, hay chốn linh thiêng, giúp hóa giải điềm xấu và mang lại điềm lành cho người thờ cúng mà gia chủ nên thỉnh.
Các vị thần Hộ Pháp chính là chân lý để con người có thể đi tìm đường giải thoát và có được mưu cầu hạnh phúc vĩnh viễn. Hy vọng những thông tin mà kinhphat24h bật mí trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các vị thần Hộ Pháp thiêng liêng này nhé!