Ngày nay, nhiều người thường chọn lựa bày mâm lễ hoa quả đi chùa để bày tỏ tấm lòng thành kính cũng như cầu khấn với Đức Phật. Vậy cách bày mâm lễ hoa quả đi chùa như thế nào đúng để cầu xin Đức Phật phù hộ, mong bình an, may mắn, sức khỏe,… Bài viết dưới đây của kinhphat24h sẽ gửi đến bạn những thông tin về bày mâm lễ hoa quả đi chùa đúng cách nhé!
Đi lễ chùa cầu gì?
Thông thường, mọi người đi chùa đều cầu bình an, lộc tài, tiền bạc, tuy nhiên chùa là chốn linh thiêng khác với thế tục nhân gian, lòng Đức Phật giúp con người sám hối, cầu xin cơ hội làm việc thiện hay sửa chữa lỗi lầm chứ không có tiền bạc, vật chất để cho ai.
Vì vậy, khi đi chùa sau việc khấn nôm (danh xưng, ngày tháng năm, địa chỉ…), tiếp đến cầu nguyện thì nên cầu Đức Phật phù hộ cho gia đạo bình an khỏe mạnh, tâm hồn luôn thiện lành, con cái học giỏi thông minh, gia đình hưng vượng, công việc hanh thông,… tiếp đến là nguyện công đức cho những người đã khuất được siêu thoát.
Đi chùa không nên cầu xin tiền bạc, của cải hay vật chất, vì điều này sẽ làm mất đi nét đẹp và văn hóa tâm linh của Đức Phật. Cửa Phật không ban tiền bạc hay vật chất cho bất kỳ ai, bởi con người nếu không tự lực thì Đức Phật cũng không giúp được.
Cách bày mâm lễ hoa quả đi chùa đúng chuẩn
Sắm lễ đi chùa vào ngày đầu năm hay ngày rằm, ngày đầu tháng, thì không thể thiếu mâm ngũ quả. Vật phẩm này dùng để thể hiện lòng thành kính, lòng biết ơn dâng lên Đức Phật. Tuy nhiên, cách bày mâm ngũ quả đi lễ chùa hay giỏ hoa quả đi lễ chùa thế nào cho đúng? Cách sắp xếp có giống với mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết không? Vẫn là câu hỏi khiến mọi người thắc mắc và lúng túng.
Theo nguyên tắc, khi đi lễ chùa bạn chỉ cần dâng hương và sắm lễ chay để dâng Đức Phật và không được sắm lễ mặn. Thường việc sắm lễ dâng cúng mặn chỉ khi trong chùa có thờ các vị Đức Ông và Thánh, Mẫu (là 3 vị thần cai quản tất cả các ban chùa). Nhưng chỉ được dâng đồ lễ tại điện thờ thôi chứ tuyệt đối không được dâng tại ban thờ của Đức Phật.
Chuẩn bị mâm ngũ quả
Theo nhà Phật, 5 loại hoa quả với 5 sắc màu khác nhau sẽ tượng trưng cho ngũ thiện căn gồm: Huệ căn (là sáng suốt), niệm căn (là ghi nhớ), định căn (là tâm không loạn), tấn căn (là ý chí kiên trì), tín căn (là lòng tin). Vì vậy, khi dâng mâm ngũ quả lên Đức Phật không chỉ để thể hiện lòng thành kính với Phật mà còn hướng đến nguồn cội, mong được cuộc sống hạnh phúc, an yên hơn.
Bày mâm lễ hoa quả đi chùa bạn nên chọn 5 loại trái cây đảm bảo tươi và sạch theo ngũ hành, như Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, có nghĩa là màu trắng, màu xanh, màu đen, màu đỏ và màu vàng. Chẳng hạn như:
- Kim: Dưa lê, đào,…
- Mộc: Đu đủ, na, bưởi xanh, xoài xanh, sung màu xanh,…
- Thủy: Mận, hồng xiêm, nho vú sữa hay những loại trái cây có màu sẫm tối,…
- Hỏa: Táo, cam, quýt, thanh long,…
- Thổ: Dưa vàng, xoài chín,…
Ngoài ra, còn tùy thuộc vào mùa vụ của trái cây và phong tục từng vùng miền mà sẽ có cách bày mâm lễ hoa quả đi chùa khác biệt.
Cách bày mâm lễ đi chùa theo vùng miền
- Miền Bắc: Thường dùng loại quả chuối xanh hay phật thủ đặt bên dưới để làm bệ đỡ, xếp thành hình tháp. Bày những loại trái cây to ở phía dưới để tạo thế trụ cho mâm ngũ quả. Tiếp đó xếp những quả nhỏ hơn và số lượng nhiều như cam, quýt,… lên trên.
- Miền Trung: Thường không quá phức tạp hay cầu kỳ, có gì cúng đó và quan trọng vẫn là thành tâm. Các loại quả thường thấy trong mâm lễ hoa quả đi chùa của người miền Trung đó là thanh long, cam, quýt và xoài, ớt,… và được xếp thành hình tháp.
- Miền Nam: Mâm lễ hoa quả đi chùa thường không có mặt của trái chuối, thay vào đó là các loại quả như dừa, xoài, đu đủ, sung và mãng cầu,… là những loại hoa quả mà khi phát âm mọi người thường nghe giống câu cầu sung vừa đủ xài, với mong ước cầu Phật phù hộ 1 năm thịnh vượng, no đủ.
Thực tế, bày mâm lễ hoa quả đi chùa không quan trọng về số lượng, chỉ cần đủ 5 loại trái cây. Ngoài ra, bạn có thể thêm 1 lọ hoa, nhang trầm, bánh kẹo, các loại trà phù hợp thì mâm lễ sẽ đẹp và đủ đầy hơn.
Ý nghĩa những loại trái cây trong mâm lễ đi chùa
- Phật thủ: Như bàn tay khổng lồ của Phật Tổ luôn che chở, bảo vệ cho gia đình.
- Táo: Tượng trưng cho sự hòa hợp, yên bình, táo có màu đỏ mang tới những phú quý, giàu sang.
- Dứa: Là biểu tượng cho sự đủ đầy.
- Cam, quýt, lê, đào: Gửi gắm lời nguyện cầu, thăng tiến trong sự nghiệp.
- Bưởi: Mong muốn an khang.
- Thanh long: Tượng trưng cho phát tài phát lộc.
- Dưa hấu: Niềm vẹn tròn và may mắn.
- Sung: Đại diện sự sung mãn về sức khỏe
- Đu đủ: Mang đến sự đủ đầy và thịnh vượng.
- Xoài: Mong việc tiêu xài không quá hao tốn.
Những lưu ý khi bày mâm lễ đi chùa
- Chọn trái cây có hình dáng đẹp, tươi mới, không bị trầy xước, thối hay hư hỏng. Bề mặt quả có phần cuống xanh và chắc chắn.
- Dùng khăn sạch hay giấy lau nhẹ bên ngoài quả, không nên rửa trái cây trước khi bày lên mâm vì sẽ làm trái cây mau bị hỏng.
- Tuyệt đối không chọn trái cây giả vì theo tâm linh, dùng hoa quả giả sẽ không có sự tôn trọng Phật và không có lợi về mặt phong thủy.
- Không cần bày vàng mã lên mâm lễ đi chùa, nếu có thì chỉ được đặt tại các ban thờ các vị Đức ông và Thánh, Mẫu.
- Hạn chế việc đặt tiền thật lên mâm lễ đi chùa mà nên bỏ vào hòm công đức ở chùa.
Gợi ý một số hình ảnh mâm lễ đi chùa:
Lời kết
Mong rằng bài viết trên của kinhphat24 sẽ giúp các độc giả biết và nắm rõ cách bày mâm hoa quả đi chùa để dâng quả, hương hoa, tấm lòng thành kính lên Phật. Đi lễ đền chùa không chỉ để cầu mong những điều tốt lành, bình an trong cuộc sống mà còn để bản thân hòa vào chốn tâm linh giúp tinh thần được bình yên, thanh tịnh và không sân si.