Người Cõi Trời Theo Quan Niệm Phật Giáo

người cõi trời

Theo Phật giáo, cõi trời gồm nhiều cõi khác nhau và mỗi cõi sẽ đem lại những trạng thái không giống nhau đối với chúng sinh. Đây được cho là cõi luân hồi mà tất cả chúng sinh sẽ được tái sinh với cuộc đời mới.

Trong bài viết này, kinhphat24h sẽ khám phá về các tầng trời và những cõi trời theo quan niệm trong Phật Giáo, đặc biệt nêu rõ chi tiết người cõi trời sẽ có trạng thái, cuộc sống như thế nào nhé!

Cõi trời là gì?

Cõi trời tiếng Phạn gọi là Deva, là một trong 6 cõi luân hồi mà chúng sinh có sự sống, tái sinh với một cuộc đời mới. Theo đạo Phật, cõi trời là nơi không thể nhìn thấy bằng mắt thường của chúng ta, mà chỉ nhìn thấy bằng đạo nhãn. Điều này có nghĩa là ai có giác ngộ, chịu khó tu tập thì mới có thể nhìn thấy cõi trời này.

Ở cõi này mọi thứ rất tuyệt cho nên không ít người cõi trời quên đi việc giác ngộ. Nếu người cõi trời này không chịu khó mà chỉ hưởng phước báo tiền kiếp thì khi hết sẽ tái sinh ở những cõi thấp hơn.

Cõi trời là gì?

Có bao nhiêu cõi trời?

Trong thế giới đạo Phật, mọi người vẫn đang thắc mắc rằng có bao nhiêu tầng trời? Thì cõi trời căn bản khái niệm của nó sẽ gồm có 33 tầng trời và 28 cõi trời là Dục Giới (Dục Giới với 6 cõi) , Sắc Giới (Sắc Giới có 18 cõi), Vô Sắc Giới (Vô Sắc Giới với 4 cõi).

Chúng sinh ở các tầng trời và cõi trời sẽ có mức độ và quyền năng khác nhau tùy thuộc vào phúc báo, nghiệp báo tích lũy được ở những tiền kiếp.

Có bao nhiêu cõi trời?

Khám phá các cõi trời và người cõi trời sẽ như thế nào?

6 cõi trời Dục Giới

Cõi Tứ Thiên Vương

Tứ Thiên Vương hay Hộ Thế Tứ Vương, mỗi Thiên Vương này sẽ có 8 viên đại tướng giúp bảo vệ, cai quản công việc và gồm có 91 người con. Đây là người cõi trời gần nhất với thế giới thật của chúng ta, các Thiên Vương này có trách nhiệm suy xét và xét xử cái thiện – ác của chúng sinh chốn nhân gian.

Ở cõi Tứ Thiên Vương có thọ mạng 500 năm, một ngày đêm ở cõi Tứ Thiện Vương này tương ứng 50 năm ở nhân gian.

Cõi Đao Lợi Thiên

Nhiều người cho rằng, cõi Đao Lợi hay còn gọi là Tam Thập Tam (33 thiên sứ) nằm ở tầng trời thứ 33. Thì điều này không đúng, vì cõi Đao Lợi là nơi có địa thế đẹp, cảnh quan tốt, thành trì làm bằng 7 thứ báu.

Thiên chủ của cõi Lợi Đao Lợi Thiên này là Đế Thích, dưới có 33 vị chư thiên được Đế Thích chỉ dẫn làm việc thiện và mỗi người được cai quản 1 thiên sứ.

Khám phá các cõi trời và người cõi trời sẽ như thế nào?

Cõi Tu Diệm Ma

Cõi Tu Diệm Ma có nghĩa là cõi tàn phá, diệt trừ và làm mất đi, ở cõi trời này, những đau khổ được loại bỏ, chỉ tồn tại hạnh phúc và vui sướng. Bởi cõi này nằm ở vị trí quá cao mà không được chiếu giọi bởi mặt trăng hay mặt trời, ở cõi này phân biệt ngày đêm bằng cách phụ thuộc vào việc bông sen nở hiệp, sen nở là buổi ngày, sen hiệp là buổi đêm.

Thọ mạng của thiên nhân ở đây là 1000 năm tuổi, mỗi ngày đêm ở cõi này tương đương với 100 năm ở nhân thế.

Cõi Đâu Suất Đà

Đây là cõi trời chỉ có sự vui sướng, thọ mạng của thiên nhân ở đây rất cao, lên tới 576 triệu tuổi người. Theo tục truyền, vị Di Lặc sống ở đây và chờ có cơ hội tái sinh làm người, thành Phật.

Cõi Hóa Lạc Thiên

Cõi trời Hóa Lạc Thiên lơ lửng như mây, rộng khoảng 320 nghìn do tuần, ở đây niềm vui sướng có tính biến hóa, chư thiên sống ở những lâu đài tự tạo ra, thọ mạng thiên nhân lên tới 2.304.000.000 tuổi người.

Cõi Tha Hóa Tự Tại

Cõi Tha Hóa Tự Tại là nơi cư ngụ của Thiên Ma, thọ mạng của thiên nhân ở đây là 9.216.000.000 tuổi. Sự vui sướng ở đây do các cõi trời khác hóa hiện ra, và đặc biệt ở đây là cõi cao nhất trong Dục giới.

Khám phá các cõi trời và người cõi trời sẽ như thế nào?

18 cõi thuộc Sắc giới

Sắc giới là cõi trung của tam giới, theo Phật giáo, đây là nơi sinh sống của các vị Phạm Thiên có hình tướng rất đẹp đẽ, vi tế. Các vị Phạm Thiên chỉ sống không có tham dục, sân si.

Sắc giới này được phân chia thành 4 bậc tùy theo cấp độ của thiền định.

Cõi Sơ Thiền

Trong cõi Sơ Thiền, các thiên nhân đã loại trừ hết các ham muốn như hỉ – lộ – ái – ý, nội tâm chỉ có niềm vui, sự vui sướng và sự thanh khiết. Cõi Sơ Thiền gồm có 3 cõi trời là: Cõi Phạm Chúng, Cõi Phạm phụ, Cõi Đại Phạm.

Cõi Nhị Thiền

Ở cõi này, tất cả các ý niệm trong tâm của Phạm Thiên đã biến mất hoàn toàn. Cõi Nhị Thiền có 3 cõi trời bao gồm: Thiểu quang, Vô lượng quang, Quang âm.

Cõi Tam Thiền

Ở cõi Tam Thiền, cả tâm và thân của vị Phạm Thiên đều giống nhau, tất cả đều thanh tịnh. Có hào quang nhỏ là cõi Thiểu tịnh, hào quang vô hạn là cõi Vô lượng tịnh, hào quang không xao động là cõi Biến tịnh.

Cõi Tứ Thiền

Cõi Tứ Thiền là cõi cao nhất trong cõi Sắc giới, nơi đây người cõi trời sinh sống trong cảnh giới sâu xa và ngay cả ý thức cũng không động nữa.

Trong cõi Tứ Thiền gồm có 9 cõi:

  • Cõi Vô vân – cảnh giới quang
  • Cõi Phước sinh – cảnh giới trường cửu
  • Cõi Quảng quả – Phạm Thiên hưởng phước báo
  • Cõi Vô phiền – hoàn toàn tinh khiết
  • Cõi Vô nhiệt – thanh tịnh
  • Cõi Thiện kiến –  cảnh giới đẹp
  • Cõi Thiện hiện – vị Phạm Thiên tự tại
  • Cõi Sắc cứu cánh – các vị Phạm Thiên tối thượng
  • Cõi Vô tưởng (cõi cao nhất trong Tứ Thiền) – không có tư tưởng

Khám phá các cõi trời và người cõi trời sẽ như thế nào?

Vô Sắc giới

Vô Sắc Giới là cảnh giới trong tam giới cao nhất theo quan niệm của Phật giáo, ở nơi đây không vật chất, hình thể cho nên không phân chia nam nữ. Không có dục vọng chỉ có tưởng, hành, thọ, thuần nghiệp thức trú trong cảnh giới.

Vô Sắc Giới cũng có thể hiểu là cảnh giới không có sắc pháp biểu hiện hay vô hình, chỉ có 4 bậc bao gồm:

  • Không vô biên xứ thiên: Ở cõi này có không gian vô biên, không nhìn thấy thân lượng chư Thiên
  • Thức vô biên xứ thiên: Cõi trời chỉ thấy có tâm thức vô biên
  • Vô sở hữu xứ thiên: Cõi trời này không còn một hiện tượng gì
  • Phi tưởng phi xứ thiên: Cõi trời này không có tri giác, tính thức như hết chẳng hết. Đây được xem là cảnh giới cao nhất và các vị chư Thiên an trú trong thiền định thâm diệu sâu xa.

Ý nghĩa trong tâm linh của cõi trời

Theo tâm linh, người cõi trời có năng lực mạnh mẽ hơn con người nhưng vẫn sẽ ở mức nào đó. Tuy nhiên, ở cõi trời vẫn có mặt xấu là khi những chúng sinh bị mê hoặc sẽ quên đi việc phải tu hành giải thoát. Điều này khiến cho người cõi trời sau khi hưởng hết những phước báu tiền khiếp thì vẫn phải trở về các cõi khác.

Ý nghĩa của cõi trời trong tâm linh

Phần kết

Tóm lại, trong đạo Phật không có cõi nào là cõi âm, cái chết chỉ là cái chết tạm thời, sự sống được thể hiện qua các dạng sống ở các cõi luân hồi từ thấp tới cao khác nhau, tùy thuộc vào nghiệp phước báo tiền kiếp, cũng có thể nói sự sống là vĩnh hằng. Như vậy, để đạt được cảnh giới cao nhất thì hãy luôn sống với cái tâm thiện lành, làm nhiều việc tốt để khi mất sẽ được tái sinh luân hồi ở cõi hạnh phúc.

Hy vọng những thông tin mà kinhphat24h chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về cõi trời theo quan niệm của Phật Giáo nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *